Kỉ nguyên của các "Thiên tài" đã chấm dứt tại Apple

Khi Steve Jobs còn giữ chức CEO Apple , hãng đã làm ra nhiều sản phẩm đáng kinh ngạc: máy Macintosh. Jobs rời đi và chúng ta có một đống sản phẩm thất bại vào những năm 90 dưới thời CEO John Scully: chiếc Newton, máy ảnh, hàng tá những sản phẩm dở dang bán không được. Rồi Jobs trở lại: Apple hồi sinh, iPod ra đời, iPhone ra đời, iPad xuất hiện, thay đổi căn bản cục diện của ngành di động. Steve Jobs được nhắc tới như một trong những Thiên tài ở Apple.



Sau Steve Jobs, Thiên tài thứ 2 mà mọi người đều nhắc tới không ai khác chính là Jony Ive . Ive là người đã thiết kế ra iPod, iPhone, iPad và gần như mọi sản phẩm của Apple, cả phần cứng lẫn phần mềm. Chúng ta được nghe những câu chuyện về việc Jobs và Ive gần gũi nhau ra sao, về việc Ive bị "ám ảnh" bởi thiết kế tốt như thế nào, về những món đồ chưa hoàn thiện thì bị Jobs ném trở lại phòng lab... Jobs đã từng nói về Ive như thế này:



Anh ấy không chỉ là một nhà thiết kế, đó là lý do anh ấy làm việc trực tiếp với tôi. Anh ấy có quyền lực về vận hành hơn bất kì ai khác ở Apple, trừ tôi. Không ai có thể nói anh ấy làm gì hay biến đi. Đó là cách tôi đã thiết lập.



Khi chúng ta nghĩ tới Apple, chúng ta thường nghĩ tới 2 thiên tài này, những người đã làm ra những sản phẩm tuyệt vời đưa Apple tới đỉnh vinh quang ngày hôm nay.



Nhưng khi Ive nghỉ việc tại Apple sau 30 năm để ra lập công ty riêng, chúng ta thấy một cấu trúc công ty rất khác. Có tới 2 quản lý cấp cao chịu trách nhiệm thiết kế công nghiệp và thiết kế phần mềm thay thế cho Ive. Quan trọng hơn, họ sẽ báo cáo trực tiếp cho COO, không phải báo cáo cho CEO Tim Cook như cách Ive làm việc với Jobs.



Đang tải ipod_nano.jpg…


Thông qua đây, chúng ta có thể thấy rằng thiết kế của Apple trong thời gian tới (và cũng có thể là trong vài năm qua) thực chất được quyết định bởi nhiều người, bởi nhiều bộ phận trong công ty, không còn là quyết định của riêng một mình Ive hay Jobs hay Cook. Cái thời mà Iva và Jobs đưa ra tầm nhìn, thiết kế cho sản phẩm Apple đã không còn.



Nếu bạn nhìn vào khoảng 5 năm trở lại đây, Apple đã có nhiều sản phẩm thiết kế tồi: case pin dành cho iPhone, thùng rác Mac Pro nhìn đẹp nhưng lại không có tác dụng với dân chuyên nghiệp, hay lỗi bàn phím cánh bướm của MacBook Pro, và chiếc remote Apple TV khó cầm chẳng hạn. Những thứ này hiếm khi xuất hiện dưới thời của Jobs và Ive.



Có thông tin nói rằng Jony Ive đã mất đi nhiều quyền lực kể từ khi Tim Cook lên làm CEO, có thể việc này đã ảnh hưởng tới cách mà những sản phẩm tệ của Apple "được phép" ra đời. Không còn một "thiên tài" nào đứng ra chê bai những thiết kế xấu, không có ai mạnh dạn đưa sản phẩm trở lại phòng lab khi nó không đạt yêu cầu, và không có ai đảm bảo rằng mọi thứ được giữ ở mức "hoàn hảo" nữa. Những nhân vật khác, dù là quản lý cấp cao, vẫn có quá nhiều thứ phải lo lắng cho dự án của họ nên có thể họ không dám làm những việc có thể làm kéo dài thời gian phát triển sản phẩm.



Đang tải Jony_steve_jobs.jpg…


Cái đáng lo ở Apple không phải là chuyện Ive rời đi. Cái cần lo là liệu có ai đủ sức thay thế Ive, cả về khả năng thiết kế lẫn độ chai lỳ để nói không với các sản phẩm tệ hay không?



Việc một thiết kế được tạo ra bởi một nhóm nhiều người cũng không hẳn là tệ, nhưng như đã nói ở trên, liệu có ai đủ can đảm, đủ quyền lực để lắc đầu từ chới không đưa sản phẩm ra thị trường khi nó chưa đạt yêu cầu hay không mới là vấn đề lớn.



Nói Ive rời đi thì cũng không đúng lắm. Ông vẫn làm việc với Apple khi về công ty mới, bởi Apple chính là khách hàng đầu tiên của công ty này. Và bởi vì Apple thường thiết kế sẳn sản phẩm cho nhiều năm tới nên những gì Ive làm ra sẽ còn tồn tại thêm vài năm nữa. Chưa kể đến việc nhóm thiết kế bên dưới cũng đã được Ive huấn luyện, truyền cảm hứng và truyền phong cách nên sản phẩm Apple sẽ chưa thay đổi mạnh mẽ ít nhất là trong 1-2 năm nữa.



Tham khảo: The Verge
 
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Google Pixel 4 XL lộ video thực tế

Trong video đầu tiên rò rỉ bởi một nhà bán lẻ Malaysia, Pixel mới có màn hình tràn viền, phía trên không còn "tai thỏ" như Pixel 3. Thay vào đó, bộ phận này được làm dày hơn, là nơi chứa camera trước và các cảm biến.

Google Pixel 4 lộ video thực tế
 
 
Google Pixel 4 lộ video thực tế

Smartphone được cho là Pixel 4 XL màu đen.

Mặt sau máy màu đen, làm bằng kính cùng cụm camera sau ba ống kính hình vuông. Đuôi máy là nơi chứa loa ngoài, cổng USB Type C và không có giắc cắm tai nghe 3,5mm.

Video thứ hai hiển thị một chiếc smartphone khác có mặt lưng màu trắng, cụm camera màu đen. Hình ảnh phiên bản này hiển thị cụm camera vuông rõ nét hơn, với các ống kính đặt theo dạng tam giác, riêng đèn flash nằm phía dưới.

Pixel 4 XL
 
 
Pixel 4 XL

Thiết bị có thể là Pixel 4 XL màu trắng.

Google dự kiến ra hai phiên bản gồm Pixel 4 và Pixel 4 XL tương tự các đời Pixel trước đây. Pixel 4 được trang bị màn hình OLED 5,7 inch (1.080 x 2.280 pixel), trong khi Pixel 4XL có màn hình 6,3 inch (1.440 x 3.040 pixel). Cả hai có phần cứng mạnh mẽ với chip Qualcomm Snapdragon 855, RAM 6 GB, bộ nhớ 128/256GB.

Một số tin đồn trước đó cho biết, Pixel 4 được trang bị camera kép với độ phân giải 12 megapixel và 16 megapixel, một trong số đó có tính năng zoom quang. Pixel 4 XL sẽ có camera ba ống kính, với hai trong đó có thông số tương tự Pixel 4, ống còn lại hỗ trợ chụp với dải màu rộng hơn. Theo GSM Arena , nếu dựa vào thông tin này, thiết bị lộ diện trên cả hai video trên có thể là Pixel 4 XL.

Nếu theo lịch trình những năm trước đây của Google, bộ đôi smartphone mới sẽ được ra mắt vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới, ngay sau khi Apple công bố loạt iPhone 2019.

Bảo Lâm (theo GSM Arena )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Mina Phạm - vợ 2 đại gia Minh Nhựa đăng story xoáy thẳng vào "phốt" photoshop ảnh, hỏi ngược: "Ảnh ăn cắp đây ư?"

 - vợ 2 đại gia Minh Nhựa vướng vào lùm xùm   mình rồi photoshop vào ảnh của travel blogger nổi tiếng thế giới để trông sang chảnh, xịn xò, sống ảo trên MXH... hẳn là câu chuyện sôi động nhất tuần qua.

Trước scandal có thể nói là lớn nhất từ trước đến giờ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh sang trọng hơn người do Mina khổ công xây dựng, cô không hề có bất cứ động thái lên tiếng giải thích hay đính chính nào cho "con dân" được an lòng. 

Mà đâu chỉ mỗi dân mạng Việt "bóc" Mina ghép ảnh mình vào hình du lịch người khác, chính "khổ chủ" là travel blogger Tara Milk Tea - người bị Mina "mượn" ảnh cũng lên tiếng kia kìa!

Mina Phạm - vợ 2 đại gia Minh Nhựa đăng story xoáy thẳng vào phốt photoshop ảnh, hỏi ngược: Ảnh ăn cắp đây ư? - Ảnh 1.

"Khổ chủ" cũng lên tiếng là Mina dùng ảnh của mình không xin phép thì thôi nói gì nữa đây...

Không hiểu ấm ức cớ làm sao mà mới đây, vợ 2 đại gia Minh Nhựa đã đăng 1 chiếc story khó hiểu, dùng hẳn từ "ăn cắp ảnh" - cụm từ mà dân tình đã né đi hộ cô, hay gọi lệch đi là "mượn" cho nó nhẹ nhàng. Động thái hướng thẳng vào tâm điểm của thị phi này đến từ Mina khiến dân mạng không khỏi nghĩ rằng vợ vị đại gia đang có ý định "phản dame" hay "dằn mặt" số đông khi những ngày qua bóc mẽ cô.

Mina Phạm - vợ 2 đại gia Minh Nhựa đăng story xoáy thẳng vào phốt photoshop ảnh, hỏi ngược: Ảnh ăn cắp đây ư? - Ảnh 2.

Story khó hiểu của Mina gây chú ý.

Nếu đặt trường hợp Mina muốn chứng minh rằng mình không hề "mượn" ảnh của ai cũng chưa từng làm động thái photoshop ảnh mình và hình của người khác thì đáng ra cô nên trưng ra loạt bằng chứng cho thấy những lập luận của dân mạng là vô căn cứ. Hoặc, những góc chụp khác nhau trong tấm ảnh bị tố photoshop... rằng Mina đã từng đi du lịch đến đó thì ai còn dám nói gì nữa.

Mina Phạm - vợ 2 đại gia Minh Nhựa đăng story xoáy thẳng vào phốt photoshop ảnh, hỏi ngược: Ảnh ăn cắp đây ư? - Ảnh 3.
Mina Phạm - vợ 2 đại gia Minh Nhựa đăng story xoáy thẳng vào phốt photoshop ảnh, hỏi ngược: Ảnh ăn cắp đây ư? - Ảnh 4.

Mina không thể chứng minh mình "trong sạch" thì cũng không ai chứng minh nổi...

Đằng này, Mina lại đăng 1 tấm ảnh chẳng liên quan với caption khiêu khích. Theo bạn, cô ấy muốn nói gì?

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Gói kênh K+ có mặt trên mọi nền tảng của ClipTV

Vừa qua, người dùng dịch vụ ClipTV nhận được tin vui khi ClipTV và K+ chính thức ký kết hợp đồng phát sóng gói 4 kênh chuẩn HD của K+ trên hệ thống truyền hình internet ClipTV. Chính vì vậy, nhằm giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng, sau 1 tháng triển khai thử nghiệm, ClipTV chính thức thông báo gói kênh K+ đã được tích hợp trên mọi nền tảng bao gồm: Web, ứng dụng mobile/ tablet, Box, SmartTV Samsung, Sony, TCL, LG…

Gói kênh K+ có mặt trên mọi nền tảng của ClipTV - 1
Gói kênh K+ có mặt trên mọi nền tảng của ClipTV

Dễ dàng xem được K+ trên tất cả nền tảng của ClipTV

Vốn được đánh giá cao bởi sự thân thiện, dễ sử dụng với người dùng dù là trẻ em hay người cao tuổi. Chính vì thế, việc gói kênh K+ phát sóng trên toàn bộ nền tảng ClipTV mang đến sự tiện lợi vô cùng lớn cho người dùng. Đơn cử có thể nhắc đến như việc người dùng có thể vừa di chuyển vừa dễ dàng trải nghiệm dịch vụ K+ trên thiết bị di động (smarphone, tablet hoặc laptop) hay với những hộ gia đình đang có SmartTV (LG, Samsung, TCL, Sony…) thì việc có thể xem được K+ thông qua ứng dụng ClipTV là vô cùng đơn giản.

Điều này mang đến tin vui lớn cho người dùng nói chung đặc biệt là fan hâm mộ thể thao nói riêng khi mùa giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2019 – 2020 chuẩn bị khởi tranh vào 10/8.

Đại diện ClipTV cho biết: “Việc nâng cấp phát sóng được gói kênh K+ trên mọi nền tảng của ClipTV chính là thể hiện sự quyết tâm của dịch vụ nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Giờ đây, người dùng ClipTV ở bất cứ nơi nào, thời gian nào không chỉ thưởng thức được phim bản quyền chất lượng cao, các kênh truyền hình đặc sắc của dịch vụ mà còn có thể xem những nội dung độc quyền chỉ có trên K+ như thể thao hoặc phim điện ảnh chiếu rạp”.

Cũng theo đại diện từ đơn vị, nhằm góp phần giúp người dùng trải nghiệm dịch vụ K+ tốt hơn, ClipTV còn kết hợp cùng ZaloPay triển khai chương trình mua gói kênh K+ giá 99,000đ/ tháng (so với mức giá 125,000đ/ tháng như bình thường).

Gói kênh K+ có mặt trên mọi nền tảng của ClipTV - 2
Chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 vô cùng hấp dẫn

Ngoài ra, để chào mừng mùa giải Ngoại hạng Anh 2019 - 2020 dịch vụ còn triển khai thêm chương trình mua 1 tặng 1 khi đăng ký dịch vụ K+. Cụ thể, thanh toán gói K+ thời hạn 1 – 6 – 12 tháng sẽ được tặng gói Gia Đình tương ứng 1 – 6 – 12 tháng, theo đó, khuyến mãi có thể lên đến 600,000 đ. Chi tiết độc giả có thể liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng Clip TV theo số 1900-545482 (nhánh 4) hoặc truy cập vào đường link: https://cliptv.vn/khuyen-mai-kplus.html để đăng ký K+ tại ClipTV.

ClipTV là dịch vụ truyền hình internet đa nền tảng với gói cước cố định 50,000 đ/ tháng hoặc 2000 đ/ ngày cho tất cả nội dung phim bản quyền hoặc truyền hình độ nét cao. Riêng với dịch vụ K+ mức phí hàng tháng là 125,000 đ/ tháng (trong thời gian từ tháng 8/2019 khách hàng được hưởng khuyến mãi mua 1 tặng 1 hoặc thanh toán qua ZaloPay giá chỉ 99,000 đ/ tháng).

Đặc biệt, trong tháng 8 này, ClipTV vừa chính thức lên sóng thêm 6 kênh quốc tế: Box Movies, Dr.Fit, Happy Kids, Hollywood Classics, Planet Earth, Woman.

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Cậu nhóc người Mỹ ẵm trọn 3 triệu USD nhờ chơi Fortnite

Tại sự kiện Fortnite World Cup diễn ra hồi cuối tuần qua, cậu nhóc người Mỹ, Kyle Giersdorf với nickname @bugha trên Twitter, đã lọt vào trận chung kết và dành chiến thắng, ẵm về nhà số tiền mặt thơm phức trị giá 3 triệu USD!

Fortnite là tựa game battle royale bị các chuyên gia sức khỏe cáo buộc là "gây nghiện chẳng khác gì heroin". Nhưng dù ai nói ngả nói nghiêng, nó vẫn là tựa game video phổ biến bậc nhất thế giới, với 250 triệu người chơi đã đăng ký. Tựa game này phổ biến đến mức đó là bởi nó đi theo mô hình chơi miễn phí, và các nhà phát triển sẽ thu lời thông qua V-Bucks, một loại tiền tệ trong game mà người chơi bỏ tiền thật ra mua để nâng cấp ngoại hình cho nhân vật và các tính năng khác trong game. Vào năm 2018, Epic Games, nhà phát triển của Fortnite, đã kiếm được hơn 2,4 tỷ USD chỉ từ giao dịch microtransaction này.

Cậu nhóc người Mỹ ẵm trọn 3 triệu USD nhờ chơi Fortnite - Ảnh 1.

Kyle Giersdorf

Về phía Giersdorf, sau khi thắng 3 triệu USD, cậu nhóc nói như một người đàn ông thực thụ rằng sẽ tiết kiệm phần lớn khoản tiền.

" Tất cả những gì cháu muốn là một cái bàn mới, và có lẽ là một cái bàn để trưng cúp của cháu" - cậu thật thà nói.

Tham khảo: FastCompany

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony

Từ lâu, Sony vẫn có thói quen ra mắt một phiên bản thu nhỏ của chiếc smartphone flagship cao cấp nhất mỗi năm, và đặt tên là dòng Compact. Năm nay cũng vậy, nhưng Sony đã thay đổi cách đặt tên của mình.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 1.

Từ chiếc smartphone flagship Xperia 1 ra mắt hồi đầu năm, Sony đã ra mắt một phiên bản nhỏ gọn hơn mang tên Xperia 5. Không biết Sony có đánh rơi nhịp nào không với cách đặt tên mới của mình.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 2.

Xperia 5 vẫn mang đậm nét thiết kế của Sony, không rãnh tai thỏ, không màn hình đục lỗ và cũng không camera thò thụt. Một thiết kế cực kỳ truyền thống, nhưng vẫn tạo cảm hứng cho người cầm chiếc smartphone này trên tay. Có lẽ đó là yếu tố khiến cho Sony luôn có một lượng lớn fan trung thành.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 3.

Việc thu nhỏ kích thước của Xperia 5 thực sự đã tạo ra một khác biệt lớn. Chiếc smartphone có màn hình 6,1 inch, nhưng tỷ lệ kéo dài 21:9 khiến cho bề ngang không quá lớn. Kích thước của Xperia 5 là 158 x 68 x 8.2 mm, trong khi đó của Xperia 1 là 167 x 72 x 8.2 mm.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 4.

Xperia 5 có các màu đen, trắng, đỏ và xanh. Với khung nhôm và hai mặt bằng kính, đều toát lên vẻ đẹp sang trọng và quyến rũ. Thật sự rất khó để tìm thấy một chiếc smartphone cao cấp giống như của Sony trên thị trường hiện nay.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 5.

Tất cả các nút vật lý đều nằm ở cạnh phải của máy. Gồm có phím khóa màn hình, điều chỉnh âm lượng và một cảm biến vân tay. Việc đặt cảm biến vân tay ở cạnh bên giúp cho thiết kế của Xperia 5 hoàn thiện hơn, nhưng cũng có thể khiến người dùng không thoải mái.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 6.

Thật đáng tiếc khi Xperia 5 vẫn chưa được tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình, cũng như sạc không dây. Có vẻ như Sony vẫn vậy, hoài cổ và rất chậm cập nhật các tính năng tiên tiến nhất.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 7.
Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 8.

Màn hình 6,1 inch của Xperia 5 có độ phân giải FullHD+, trong khi đó người đàn anh Xperia 1 có màn hình 6,5 inch và độ phân giải lên tới 4K. Tuy nhiên màn hình OLED của Xperia 5 vẫn hiển thị tốt. Và mặc dù mất đi hơn 1 triệu pixel, nhưng đổi lại thời lượng sử dụng pin của Xperia 5 sẽ kéo dài hơn.

Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 9.
Cận cảnh Xperia 5: Vẫn đậm chất Sony - Ảnh 10.

Xperia 5 sẽ được bán ra vào cuối mùa thu năm nay, với giá bán lẻ là 799,99 USD, thấp hơn mức giá 949 USD của Xperia 1. Tuy nhiên người dùng liệu có lựa chọn một chiếc smartphone flagship nhưng thiết kế khá hoài cổ như Xperia 5 hay không? Các bạn hãy cho chúng tôi câu trả lời.

Tham khảo: androidauthority, gsmarena

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Huawei: Từ tham vọng chiếm lĩnh thị trường Mỹ, sẵn sàng đối đầu với Apple đến tương lai mù mịt vì vận đen ập đến

Mặc dù các khoản đầu tư vào Mỹ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng ngân sách nghiên cứu và phát triển, nhưng chúng phản ánh tầm quan trọng của sự hiện diện tại quốc gia hội tụ tài năng công nghệ, đầu tư mạo hiểm và nghiên cứu chuyên sâu này.

Việc kinh doanh của Huawei tại Mỹ khó khăn hơn sau cáo buộc tập đoàn này đang gây ra những rủi ro về an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người tiêu dùng nơi đây. Nhà Trắng đã bổ sung Huawei vào danh sách đen xuất khẩu, ngăn cản họ mua các linh kiện từ các nhà cung cấp quan trọng của Mỹ.

Đối diện với thử thách này, Huawei khẳng định vẫn "ổn" nếu buộc phải rời khỏi Mỹ, nhưng đó không phải là con đường mà họ muốn đi và đang tìm kiếm cơ hội thỏa hiệp với chính phủ Mỹ. Huawei cũng tự tin rằng những rào cản của Mỹ không làm chậm các nỗ lực phát triển của tập đoàn tại những quốc gia, khu vực khác.

Huawei là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất và hãng bán điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Mỹ mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng lại là rất tiềm năng cho đà tăng trưởng kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei.

Một phần quan trọng trong nỗ lực của Huawei là Futurewei, cơ sở nghiên cứu và phát triển của tập đoàn này tại Mỹ. Đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, Huawei đã rót hàng triệu đô vào Futurewei trong gần hai thập kỷ. Các trung tâm nghiên cứu cho phép Huawei khai thác những nguồn lực không chỉ ở Mỹ mà còn nhanh chóng mở rộng trên toàn thế giới, đẩy mạnh đổi mới công nghệ và trở thành người dẫn đầu trong việc thúc đẩy mạng 5G.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của Huawei tại Mỹ

Đầu những năm 2000, Huawei đã thực hiện một chiến lược "toàn cầu hóa" rộng rãi trong nỗ lực chuyển hình ảnh từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Trung Quốc sang tập đoàn dịch vụ di động toàn cầu như ngày nay. Theo tinh thần này, Huawei đã thành lập các cơ sở hoạt động tại Plano, Texas, vào năm 2001 và bắt đầu xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn nước Mỹ.

Năm 2011, Huawei đã đánh dấu kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Mỹ với cơ sở nghiên cứu và phát triển Futurewei rộng 200.000 m2 tại Santa Clara, California, bao gồm các phòng thí nghiệm nghiên cứu tiên tiến nhằm tập trung phát triển các giải pháp truyền thông thế hệ mới cho khách hàng Mỹ đồng thời hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu và phát triển của Huawei trên toàn cầu.

Nhưng tham vọng của tập đoàn này ở Mỹ, đặc biệt là Futurewei, đã bị cản trở sau khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ công bố một báo cáo tuyên bố tập đoàn này đang gây ra những rủi ro về an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người tiêu dùng. Huawei từ lâu đã phủ nhận những cáo buộc này.

Trước những lo ngại về an ninh an toàn, vào tháng 5, Nhà Trắng đã bổ sung Huawei và 69 doanh nghiệp liên kết vào danh sách đen xuất khẩu, hạn chế các công ty Mỹ bán linh kiện cho họ mà không có giấy phép. Bộ Thương mại tuần trước đã gia hạn miễn trừ tạm thời, nhưng chủ yếu giới hạn trong việc cho phép bán các bộ phận của sản phẩm hiện hành - không phải là sản phẩm mới. Mỹ cũng đã thêm 45 chi nhánh Huawei vào danh sách đen.

Hoạt động kinh doanh tại Mỹ của Huawei bị ảnh hưởng trên nhiều mặt: cấm mua linh kiện từ các nhà cung cấp quan trọng của Mỹ như Google, Intel và đe dọa doanh số thiết bị viễn thông của họ tại đây. Futurewei tại Mỹ không thể chuyển tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại cho trụ sở của Huawei tại Trung Quốc hoặc các chi nhánh trong danh sách đen khác trên toàn thế giới.

Những kết quả nghiên cứu và phát triển của Futurewei không thể triển khai thành các sản phẩm mới cho Huawei. Futurewei buộc phải sa thải 600 nhân viên, chiếm khoảng một nửa tổng lực lượng lao động của công ty tại Mỹ, đóng cửa một số văn phòng và đang mất dần quan hệ hợp tác với các trường đại học Mỹ.

Mặc dù các khoản đầu tư vào Mỹ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng ngân sách nghiên cứu và phát triển, nhưng chúng phản ánh tầm quan trọng của sự hiện diện tại quốc gia hội tụ tài năng công nghệ, đầu tư mạo hiểm và nghiên cứu chuyên sâu này. Huawei có nguy cơ tổn thất không nhỏ nếu bị chặn hoàn toàn cơ hội phát triển tại Mỹ.

Đối diện với thử thách này, Huawei khẳng định sẽ ổn nếu họ buộc phải rời khỏi Mỹ, nhưng đó không phải là con đường mà họ muốn đi và đang tìm kiếm cơ hội thỏa hiệp với chính phủ Mỹ để đưa ra giải pháp phù hợp.

Những thách thức cho tương lai của Huawei

Nhân viên Futurewei còn lại sẽ tập trung vào việc hoàn thành các dự án đã được tiến hành trong khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, tài sản trí tuệ của các dự án này sẽ vẫn nằm ở Mỹ chờ cơ hội Huawei thỏa hiệp được với Nhà Trắng. Tuy nhiên, khả năng này khá mong manh. Có nghĩa là các khoản đầu tư liên tục của Huawei vào nghiên cứu và phát triển tại Mỹ sẽ chẳng đi đến đâu. Huawei đã đầu tư 500 triệu đô la vào Futurewei năm 2018 và lên kế hoạch đầu tư 600 triệu đô la vào năm 2019 trước khi bị đưa vào danh sách đen.

Gần đây, nhiều trường đại học như MIT, Stanford, Princeton, San Diego California và một số trường khác đã chấm dứt các hoạt động hợp tác nghiên cứu và phát triển với Huawei vì các mối quan tâm an ninh quốc gia và danh sách đen xuất khẩu. Stanford cho biết Huawei đã từng là thành viên của hai chương trình nghiên cứu tại trường đại học này, một về trí tuệ nhân tạo và một tập trung giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Cơ hội hình thành các mối quan hệ đối tác như vậy là một trong những lý do Huawei đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Mỹ - nơi có một cộng đồng lớn các nhà nghiên cứu, tài trợ, các trường đại học và cơ hội để thử nghiệm các công nghệ khác nhau.

Tuy nhiên, Huawei khẳng định những rào cản ở Mỹ không làm chậm các nỗ lực phát triển của tập đoàn tại những quốc gia, khu vực khác. Tập đoàn này vẫn có quan hệ đối tác nghiên cứu với hơn 300 trường đại học trên toàn cầu và đang bắt đầu nghiên cứu về 6G - thế hệ tiếp theo của công nghệ mạng không dây, tại Canada.

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc